Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Thiết kế website doanh nghiệp: Những SEO tuổi trẻ tài cao nổi tiếng thế giới


Mark Zuckerberg trở thành CEO facebook ở tuổi 21, Bill Gates sáng lập Microsoft và trở thành CEO của “gã khổng lồ” công nghệ thông tin này năm 20 tuổi… Tuy nhiên, bên cạnh những cái tên vĩ đại ấy, trên thế giới còn rất nhiều CEO trẻ khác thành công ở tuổi 13, 14.



Matt Mullenweg trở thành ông trùm WordPress ở tuổi 20


Farrhad Acidwalla: Nhà sáng lập hãng truyền thông Rockstah ở tuổi 12

Sinh năm 1993 tại Pune, Maharashtra, Ấn Độ, là người sáng lập ra hãng truyền thông Rockstah, Farrhad Acidwalla được biết đến như một trong những doanh nhân tuổi teen thành công thế giới.


Năm 2005, khi mới 12 tuổi, Farrhad Acidwalla đã quyết định lập một trang web dành cho những người mê hàng không và máy bay mô hình với số vốn là 10 đô la (số tiền tiêu vặt cha mẹ cho). Vài tháng sau, Farrhad bán trang web này cho một fan hâm mộ với giá 1.200 đô la.


Bốn năm sau, năm 2009, ở tuổi 16, Acidwalla quyết định đầu tư 400 đô từ tiền bán website vào Rockstah Media và biến nó trở thành một công ty quảng cáo quốc tế chuyên về giải trí, xây dựng thương hiệu và tiếp thị ở Ấn Độ. Hiện tại, chàng trai 20 tuổi này vẫn đang vừa học đại học, vừa điều hành Rockstah Media. Năm 2011, Farrhad được tạp chí CNN Money bình chọn là 1 trong 8 doanh nhân trẻ đáng để học hỏi.





Farrhad Acidwalla trở thành nhà sáng lập hãng truyền thông Rockstah ở tuổi 12


Sean Belnick: Nhà đầu tư tài năng của BizChair.com ở tuổi 14
“Không bao giờ là quá trẻ để bắt đầu kinh doanh. Điều quan trọng là bạn muốn làm hay không”. Với phương châm đó, Sean Belnick (sinh năm 1987) đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình khi mới 14 tuổi. Năm 2001, cậu bé Sean Belnick đã thành lập BizChair.com kinh doanh bán hàng nội thất online ngay tại phòng ngủ của mình với số tiền đầu tư hơn 500$.


Trong một lần cậu đi đến nhà máy sản xuất đồ dùng cùng cha dượng của mình, Belnick đã nhận thấy có một thị trường khổng lồ mà chưa ai khai thác: bán hàng nội thất trực tuyến. Belnick thắc mắc: tại sao không tạo ra một thị trường trực tuyến cho những đồ nội thất, thay vì yêu cầu khách hàng phải trực tiếp đến cửa hàng? BizChair.com đã ra đời từ ý tưởng đó với mặt hàng đầu tiên là ghế văn phòng. Sau hơn một thập kỷ đi vào hoạt động, website bán lẻ trực tuyến này đã cung cấp đa dạng các mặt hàng như trang thiết bị văn phòng, máy tính, các thiết bị y tế hay thiết bị trường học… Năm 2013, doanh thu của BizChain vào khoảng 129 triệu USD và được tờ tạp chí Inc xếp hạng thứ 37 trong tốp 100 công ty bán lẻ lớn nhất thế giới.




Sean Belnick trở thành nhà đầu tư tài năng của BizChair.com ở tuổi 14

Farrah Gray: Triệu phú đô la ở tuổi 14
Sinh năm 1984 trong một gia đình nghèo người Mỹ da đen, bất chấp những rào cản về hoàn cảnh kinh tế hay màu da, Farrah Gray đã trở thành triệu phú ở tuổi 14. Nước Mỹ có vô số người thành đạt và giàu có hơn Farrah Gray, song sự thành công của Farrah Gray lại có một ý nghĩa đặc biệt, làm thay đổi cách nghĩ của cộng đồng người Mỹ da đen. Farrah được tạp chí Urban Influence Magazine bình chọn là một trong những người da màu có tầm ảnh hưởng nhất tại Mỹ.

Năm 6 tuổi, Farrah đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ việc bán đá trang trí và mỹ phẩm tự chế (mua các loại sữa tắm khác nhau đem về hòa lại thành một loại mỹ phẩm có mùi mới lạ). Sau 2 năm “kinh doạnh”, cậu bé kiếm được 1.500 đô-la.

Năm 8 tuổi, Farrah cùng các bạn trong xóm lập công ty đầu tư UNEEC, tiền thân của công ty NE2W chuyên tiêu thụ bánh quy và tặng phẩm tại phố Wall. Năm 1993, chuyện kinh doanh của cậu bé Farrah (9 tuổi) được đài phát thanh thành phố Las Vegas quan tâm và tới phỏng vấn. Sau đó, nhiều đài truyền hình, phát thanh và báo chí tiếp tục mời Farrad đến phỏng vấn hoặc chủ trì các show. Mỗi buổi diễn thuyết cậu nhận được thù lao từ 5.000 đến 10.000 USD.

Đến năm 13 tuổi, Farrah thành lập công ty Farr-Out Foods, chuyên bán đồ ăn cho học sinh. Kinh doanh thực phẩm được hai năm thì Farrah bán công ty, thu về 1,5 triệu USD. Và Farrah Grey chính thức trở thành triệu phú ở tuổi 14.





Farrah Gray trở thành triệu phú đô la ở tuổi 14

Suhas Gopinath: CEO tập đoàn Globals Inc. ở tuổi 14
Suhas Gopinath sinh năm 1986 tại một khu phố thuộc ngoại ô thành phố Bangalore, Ấn Độ. Ở tuổi 14, Suhas đã là ông chủ kiêm giám đốc điều hành của Globals Inc - một tập đoàn quốc tế nổi tiếng.

Sinh ra tại nơi được coi là trung tâm công nghệ thông tin của Ấn Độ, niềm đam mê tin học đã ngấm vào máu của Suhas từ khi còn rất nhỏ. Cuối năm 1999, khi mới 13 tuổi, Suhas Gopinath lần đầu tiên cho ra mắt trang web mang tên CoolHindustan.com - website cung cấp mọi thông tin thời sự kinh tế, văn hoá xã hội cho người Ấn Độ sống ở nước ngoài.

Không lâu sau, công ty Network Solutions thuộc tập đoàn Veri Sigh của Mỹ đã phát hiện ra CoolHindustan.com và Suhas Gopinath. Suhas được Networ Solutions mời sang Mỹ làm việc với mức lương hậu hĩnh, nhưng anh đã từ chối và quyết tâm thành lập doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên, theo luật của Ấn Độ, Suhas Gopinath mới 14 tuổi và đang học lớp 8, nên không thể đứng tên thành lập công ty của riêng mình. Được sự giúp đỡ của hai người bạn ở Mỹ, Suhas Gopinath đã đăng ký và thành lập công ty Globals Inc. ở San Jose, bang Califorrnia, Mỹ vào năm 1999. Con đường kinh doanh của “thần đồng tin học” Suhas Gopinath bắt đầu từ khi đó.




Suhas Gopinath trở thành CEO tập đoàn Globals Inc. ở tuổi 14

Matt Mullenweg: “Ông trùm” Wordpress ở tuổi 20
Sinh năm 1984 tại Houston, thuộc bang Texas, Mỹ, Matt Mullenweg có rất nhiều niềm đam mê: văn thơ, âm nhạc, du lịch… nhưng niềm đam mê số 1 của anh chính là máy tính.

Khi còn là một học sinh trung học, Matt Mullenweg đã thiết kế những dự án phần mềm ngay tại phòng ngủ của mình. Matt nghĩ ra việc làm WordPress từ năm 18 tuổi. Năm 19 tuổi, khi còn là sinh viên Đại học Boston, Matt Mullenweg đã phát triển phần mềm mã nguồn mở của WordPress.

Trước Wordpress, Matt đã phát triển bbPress năm 2004 sau khi rời khỏi Đại học Boston. Không chỉ tính riêng ở Mỹ, Wordpress đã hỗ trợ trên 70 triệu trang web trên toàn thế giới. Tạp chí Forbes bình chọn Matt vào danh sách 1 trong 10 người có ảnh hưởng nhất trong việc thay đổi bộ mặt của Internet.




Nguồn: xaluan.com




thiết kế website doanh nghiệp: web âm thanh - tương lai của internet

Xuất bản nội dung âm thanh và điều khiển bằng giọng nói chính là chìa khóa cho sự phát triển của thế hệ website tiếp theo. Phương pháp tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên và cung cấp API (application programming interface) nhận dạng giọng nói dành cho nhà phát triển sẽ trở thành trọng tâm của xu hướng phát tiển web thời gian tới.
Hình thức đơn giản nhất của nhận dạng giọng nói là khả năng chuyển đổi lời nói thành văn bản. Đây không phải là một công nghệ mới, nó đã được hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian tương đối lâu so với sự ra đời của máy tính. Chương trình hợp tác “Georgetown-IBM experiment” giữa IBM và đại học Geogetown năm 1954 đã đặt nền móng cho kỹ thuật “dịch máy” và xử lí ngôn ngữ tự nhiên, khi dịch thành công hơn 60 câu tiếng Nga sang tiếng Anh, chỉ với 6 nguyên tắc ngữ pháp và 250 bài viết tay làm vốn từ vựng.
Đến những năm 1980, các thuật toán học máy hiện đại được thiết kế đặc biệt để xử lý ngôn ngữ tự nhiên đã được giới thiệu. Những thuật toán này đã cho thấy khả năng thương mại của công nghệ nhận dạng giọng nói. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những công nghệ này vẫn nằm ngoài tầm với của những nhà phát triển tầm trung, vì việc nắm bắt được những thuật toán này là điều không hề dễ dàng..
Sau 30 năm, giờ đây mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi một số công ty đã bắt đầu cung cấp các phầm mềm nguồn mở và API để giúp các nhà phát triển có thể tiếp cận và sử dụng công nghệ phức tập này. Điều này giúp lập trình viên dễ dàng xây dựng một trang web âm thanh giống như xây dựng một trang web hình ảnh trực quan bằng HTML.
Một trong những hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật cho việc phát triển website âm thanh tốt nhất dành cho lập trình viên là “Web Speech API Specification” do tổ chức W3C (World Wide Web Consortium) công bố. Hệ thống API này được đưa ra với mục đích cung cấp cho lập trình viên công cụ để phát triển một trang web nhập liệu bằng âm thanh (Speech-input) và chuyển văn bản thành âm thanh (text-to-speech). Nói một cách đơn giản là API này giúp cho người dùng có thể “nói chuyện” với website và nhận được phản hồi theo yêu cầu bằng giọng nói.
Web âm thanh: tương lai của internet - Ảnh 2
Google Now cho phép bạn có thể "nói chuyện" với Google.
Tính năng web âm thanh tiêu biểu nhất hiện nay là Google Now, tính năng này mới đây đã được Google chính thức đưa vào trình duyệt Chrome, nhằm giúp người dùng có thể đưa ra yêu cầu tìm kiếm bằng giọng nói. 750 triệu người đang sử dụng trình duyệt Chrome đã có thể tự mình trải nghiệm nền tảng web của tương lai.

IBM cũng đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để xây dựng siêu máy tính Watson cực kì thông mình, với khả năng học hỏi, giao tiếp và tư vấn thông tin cao cấp cho con người. Ví dụ trong việc hỗ trợ y tế, Watson có thể nói chuyện và tư vấn cho bệnh nhân bị ung thư, hỗ trợ các bác sĩ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị , theo dõi tình hình bệnh nhân. Watson cũng liên tục học hỏi kiến thức mới trong quá trình hoạt động, thông qua những lần nói chuyện với các bác sĩ và bệnh nhân đang được điều trị.
Một tương lai với những chiếc máy tính thông mình có thể trả lời cho bạn những câu hỏi phức tạp, giúp bạn đọc e-mail, tài liệu, nhập liệu tìm kiếm, theo dõi hồ sơ bệnh nhân… Tất cả những điều này bắt đầu với khả năng xử lí ngôn ngữ tự nhiên, mà tiêu biểu là giọng nói của bạn.
Trích nguồn: doisongphapluat.com